2025-01-19 02:36:07
【tỷ lệ kèo mới nhất】Học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề vẫn vướng mắc chuyện học văn hoá THPT
Trường nghề vẫn chỉ dạy 4 môn văn hoá
TheọcsinhtốtnghiệpTHCSđihọcnghềvẫnvướngmắcchuyệnhọcvănhoátỷ lệ kèo mới nhấto dự thảo thông tư, mục đích giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT là nhằm giúp học sinh có bằng tốt nghiệp THCS theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học và hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT.Đối với mỗi ngành, nghề của giáo dục nghề nghiệp, học sinh phải học ít nhất 4 môn học gồm 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn; mỗi môn 270 tiết) và ít nhất 2 môn lựa chọn (trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý; mỗi môn 180 tiết), theo dự thảo. Học sinh được phép bảo lưu khối lượng kiến thức văn hoá này.Tuy nhiên, sau khi hoàn thành 4 môn này, học sinh vẫn không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nếu muốn dự thi tốt nghiệp THPT thì các em vẫn phải học thêm chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT, bao gồm 7 môn học. Vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh
Nhận định về dự thảo này, tiến sĩ Phan Thị Hải Vân, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ TP.HCM, cho biết: "Về cơ bản, dự thảo thông tư không có gì mới so với thông tư trước đây, ở chỗ trường nghề vẫn chỉ được dạy các môn văn hoá cơ bản, phù hợp với ngành học, còn nếu muốn thi tốt nghiệp THPT thì các em vẫn phải đến Trung tâm Giáo dục thường xuyên để học"."Lâu nay, các trường đấu tranh là để được phép dạy 7 môn văn hoá cho học sinh tốt nghiệp THCS theo học nghề để giúp các em thuận lợi hơn. Khi học xong, trường nghề sẽ được đăng ký với Sở GD-ĐT cho các em thi tốt nghiệp THPT mà không cần thông qua đơn vị trung gian là Trung tâm GDTX", tiến sĩ Vân lưu ý.Tiến sĩ L.P, hiệu trưởng một trưởng CĐ tại TP.HCM, còn chỉ ra một số bất cập là số tiết học các môn văn hóa trong dự thảo thông tư không đồng bộ, cụ thể là ít hơn so với khối lượng học cùng môn đó tại Trung tâm GDTX, do đó học sinh sẽ không thể bảo lưu kết quả mà phải học lại từ đầu nếu muốn thi tốt nghiệp THPT.Còn tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Nova, cũng cho rằng dự thảo chỉ có một chút thay đổi so với thông tư trước đó của Bộ GD-ĐT. Đó là số lượng môn học văn hóa cho tất cả ngành nghề là như nhau - 4 môn, trong khi trước đây có ngành nghề là 5-6 môn, theo tiến sĩ Thành."Qua dự thảo thông tư, chúng ta có thể thấy dù Bộ LĐ-TB-XH và các trường nghề kiến nghị với Bộ GD-ĐT về việc cho phép trường nghề được dạy 7 môn văn hoá để giúp học sinh có thể dự thi tốt nghiệp THPT, nhưng Bộ GD-ĐT vẫn không cho phép. Đây là một điều đáng tiếc khi học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề vẫn chưa thực sự được tạo điều kiện thuận lợi", tiến sĩ Thành cho hay.